Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Những hoạt động trong ngày Tết cổ truyền

Những hoạt động trong ngày Tết cổ truyền

Những hoạt động trong ngày

Tết cổ truyền

  Ngày tết cổ truyền hằng năm của người dân việt nam ta luôn là ngày tết đặc trưng nhất và vui vẻ nhất. Đó cũng chính là ngày mà gia đình được sum họp, vui vẻ bên nhau. Tết cổ truyền mà nhân gian ta còn hay gọi là tết Nguyên Đán với nhiều phong tục truyền thống diễn ra mà ai ai cũng từng biết và từng trải qua.

Vào thời gian cận kề ngày tết cổ truyền, hoa đào nhà nào cũng bắt đầu chớm nụ xanh mơn mởn, chỉ thế thôi cũng cho ta thấy được mùa xuân đang sắp tới.Vào những ngày nay, nhân dân khắp nơi, những người kinh doanh buôn bán hoa mai, hoa đào, hoa hướng dương, hoa mào gà, họ bắt đầu đổ xô ra những con đường lớn để trưng bày gian hàng của mình .

Những gia đình thì lo mua đồ trang trí nhà cửa, sắm đồ tết nhưng tất nhiên vẫn có những phong tục truyền thống mà bắt buộc chúng ta cần phải biết và trải qua .

  1. Thăm mộ tổ tiên : Đây là điều mà mỗi gia đình cần phải làm trong đầu năm mới, đây là lúc để cho chúng ta nhớ lại cội nguồn ông bà tổ tiên. Vào những ngày này, đường xá rất đông, nên mọi người tranh thủ đi khá sớm, mua hoa quả, giấy tiền để đến làm lễ cúng và quét dọn ngôi mộ tổ tiên .
  2. Chúc Thọ, Chúc Tết : Vào buổi sáng đầu năm mới, những câu chúc tết, lời chúc thọ gửi đến ông bà, gia đình từ những đứa trẻ trong nhà, hay những đứa con trong gia đình. Lời chúc có thể là một bài vè, hay một bài hát của những trẻ trong nhà, lời chúc tuy đơn giản nhưng lại chứa đừng nhiều ý nghĩa trong đó, ý nghĩa cả một năm mới, một năm đầy may mắn, làm ăn phát tài, ông bà được khỏe mạnh hơn, trẻ con ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ. Tất cả cũng vì những thành viên trong gia đình.
  3. Lễ Xông Đất : Lễ xông đất thường thấy nhất là khi thành viên trong gia đình sau khi đi chùa về, thường những người xông đất phải là những người hợp tuổi, những người hợp nhau trong làm ăn, là người có vận may, người hợp tuổi với chủ nhà đến xông nhà vì theo tín ngưỡng của người Việt thì người đầu tiên bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem điềm lành, may mắn cho gia đình suốt cả năm. Người xông nhà phải ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính rồi đi quanh nhà, đến bếp, ngụ ý đem lại may mắn cho gia đình đó .
  4. Lì xì đầu năm : Đây là phong tục mà bất kì đứa trẻ nào cũng hào hứng và thích thú, tiền lì xì đầu năm dù ít hay nhiều không quan trọng, mà nó thay lời chúc tết dành đến cho các bé, thậm chí có người lớn cũng có được nhận những bao lì xì đỏ ấy. Đó còn gọi là tiền mừng tuổi dành cho con các cháu thay cho lời chúc mau ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, vâng lời cha mẹ .
  5. Cúng ông Táo: Ngày 23 tháng chạp hàng năm người ta sẽ dọn dẹp sạch bếp và làm mâm cúng ông Táo có con cá chép ở trong bếp để mong ông báo cáo điều tốt để Trời cho gia đình được bình an, may mắn trong năm tới vì theo quan niệm nhân gian đây là ngày ông Táo phải lên trời để trình cho Thượng Ðế để xét thưởng hay trách phạt gia chủ. Phong tục của người dân Việt Nam cũng rất đa dạng trong cách mà họ mua đồ để giúp cho ông Táo vê trời nhanh hơn .
  6. Bánh chưng , bánh dày: Hai thứ bánh không thể thiếu trong những ngày tết Nguyên Đán. Thường là những gia đình gốc Bắc, vào những ngày tết, gia đình thường xum họp cùng nhau gọi bánh, rồi đốt củi nấu bánh, trò chuyện cùng nhau qua đêm để chờ cho bánh chín vớt ra. Chỉ cần ngửi mùi bánh chưng , bánh dày thôi cũng đã thèm thuồng, ăn kèm với củ kiệu, củ hành muối chua thì khỏi phải chê vào đâu được.

Bài viết sưu tầm (Có chỉnh sửa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *